THIẾT KẾ THẨM TRA BIỆN PHÁP THI CÔNG HẦM
1. Thay đổi biện pháp thi công có phải thẩm định thiết kế? Trường hợp cần thực hiện thẩm định điều chỉnh thì cần những hồ sơ gì?
Đơn vị tôi là chủ đầu tư công trình đã được thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công tháng 8/2020 (công trình dân dụng cấp III, có sử dụng vốn đầu tư công). Đến nay biện pháp thi công phần ngầm phải điều chỉnh do biện pháp thi công đã phê duyệt cùng với thiết kế không còn phù hợp (biện pháp thi công đã phê duyệt dùng cừ larsen 9m giữ vách đất đào mở để thi công tầng hầm. Do địa chất thực tế một số vị trí gặp đá, không ép cừ được nên biện pháp thi công điều chỉnh chuyển sang dùng cọc cừ khoan nhồi D300 thay cừ larsen. Cừ larsen theo biện pháp thi công đã phê duyệt hay cọc cừ khoan nhồi D300 theo biện pháp thi công điều chỉnh chỉ có nhiệm vụ giữ vách đất, không tham gia chịu lực của công trình). Tôi xin hỏi, việc điều chỉnh biện pháp thi công như vậy có thuộc trường hợp thẩm định điều chỉnh thiết kế không?
Nội dung chính
- Việc điều chỉnh biện pháp thi công có thuộc trường hợp thẩm định điều chỉnh thiết kế không?
- Trường hợp cần thực hiện thẩm định điều chỉnh thì cần những hồ sơ gì?
- Thẩm quyền thẩm định thiết kế điều chỉnh?
Việc điều chỉnh biện pháp thi công có thuộc trường hợp thẩm định điều chỉnh thiết kế không?
Căn cứ Điều 39 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về thẩm định điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở như sau:
– Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo thẩm quyền quy định tại Điều 36 Nghị định này thực hiện việc thẩm định thiết kế xây dựng điều chỉnh đối với các trường hợp:
+ Điều chỉnh, bổ sung thiết kế xây dựng có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu sử dụng cho kết cấu chịu lực và biện pháp tổ chức thi công có ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình;
+ Khi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu điều chỉnh thiết kế cơ sở.
– Việc thẩm tra thiết kế xây dựng điều chỉnh thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định này.
– Đối với thiết kế xây dựng điều chỉnh, bổ sung không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định làm cơ sở phê duyệt.
– Việc điều chỉnh dự toán xây dựng thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
– Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng công trình điều chỉnh:
+ Các thành phần hồ sơ quy định tại Điều 37 Nghị định này;
+ Báo cáo tình hình thực tế thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư (trường hợp công trình đã thi công xây dựng).
Tại điểm a khoản 1 Điều 39 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP thì chủ đầu tư cần căn cứ thiết kế biện pháp thi công điều chỉnh để đánh giá an toàn chịu lực của công trình, trường hợp có có ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình thì cần thực hiện thẩm định điều chỉnh.
Thay đổi biện pháp thi công có phải thẩm định thiết kế?
Trường hợp cần thực hiện thẩm định điều chỉnh thì cần những hồ sơ gì?
(1) Căn cứ khoản 5 Điều 39 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“5. Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng công trình điều chỉnh:
a) Các thành phần hồ sơ quy định tại Điều 37 Nghị định này;
b) Báo cáo tình hình thực tế thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư (trường hợp công trình đã thi công xây dựng).’
(2) Căn cứ Điều 37 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây dựng như sau:
– Người đề nghị thẩm định trình 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về xây dựng để tổ chức thẩm định. Hồ sơ trình thẩm định được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
– Hồ sơ trình thẩm định phải bảo đảm tính pháp lý, phù hợp với nội dung đề nghị thẩm định. Hồ sơ trình thẩm định được xem là hợp lệ khi bảo đảm các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này, đúng quy cách, được trình bày với ngôn ngữ chính là tiếng Việt và được người đề nghị thẩm định kiểm tra, xác nhận. Phần hồ sơ thiết kế kiến trúc trong hồ sơ thiết kế xây dựng (nếu có) cần tuân thủ quy định theo pháp luật về kiến trúc.
– Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở gồm:
+ Tờ trình thẩm định quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I Nghị định này;
+ Các văn bản pháp lý kèm theo, gồm: quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình kèm theo Báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt; văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo (nếu có); báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng của Nhà thầu tư vấn thẩm tra được chủ đầu tư xác nhận (nếu có yêu cầu); văn bản thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy, kết quả thực hiện thủ tục về đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có yêu cầu) và các văn bản khác có liên quan;
Thủ tục về phòng cháy chữa cháy được thực hiện theo nguyên tắc đồng thời, không yêu cầu bắt buộc xuất trình tại thời điểm trình hồ sơ thẩm định, song phải có kết quả gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng trước thời hạn thông báo kết quả thẩm định;
+ Hồ sơ khảo sát xây dựng được chủ đầu tư phê duyệt; hồ sơ thiết kế xây dựng của bước thiết kế xây dựng trình thẩm định;
+ Mã số chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế xây dựng, nhà thầu thẩm tra; mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra; Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài (nếu có);
+ Đối với các công trình sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công có yêu cầu thẩm định dự toán xây dựng, ngoài các nội dung quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản này, hồ sơ phải có thêm dự toán xây dựng; các thông tin, số liệu về giá, định mức có liên quan để xác định dự toán xây dựng; báo giá, kết quả thẩm định giá (nếu có).
Thẩm quyền thẩm định thiết kế điều chỉnh?
Căn cứ khoản 1 Điều 36 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng như sau:
– Đối với công trình xây dựng thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đối với công trình xây dựng thuộc chuyên ngành quản lý theo quy định tại Điều 109 Nghị định này, cụ thể:
+ Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định đối với công trình thuộc các dự án sau đây: dự án do Thủ tướng Chính phủ giao; dự án quan trọng quốc gia; dự án nhóm A; dự án nhóm B do người đứng đầu cơ quan trung ương quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính từ 02 tỉnh trở lên; dự án nhóm C thuộc chuyên ngành quản lý, do Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (mà cơ quan chuyên môn về xây dựng này trực thuộc) quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; trừ công trình quy định tại điểm c khoản này;
+ Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định đối với công trình thuộc dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ công trình quy định tại điểm a khoản này;
+ Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chi Minh thẩm định đối với công trình thuộc dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến điều chỉnh biện pháp thi công àm bạn quan tâm.
2. LIÊN HỆ:
CTY CP GOLDMAN.
– Email: ctygoldman@gmail.com
– Cty Goldman: 0901.835.397 (Quý khách vui lòng gọi để được tư vấn.)
– Địa chỉ :
+ Trụ sở: 88/5 Phan Xích Long, P2, Q.Phú Nhuận, Tp.HCM
– Website: https://xinphepxaydungsaigon.com/thiet-ke-tham-tra-bien-phap-thi-cong-ham/